Tận Hiến – Oblation

105 lượt xem Bài viết
dcb1882b5d2da82c4f1ecb54d9b9de6d L 1

Dẫn nhập
Tận hiến là điểm khởi hành và là yếu tố căn bản và đầy năng động của người tu sĩ. Phẩm chất đời sống của người tu sĩ tùy thuộc sự tận hiến. Nó đem lại ý nghĩa cho cả cuộc đời người tu sĩ. Khi thiếu hoặc không có thánh hiến trong đời sống của tu sĩ, thì đời sống này cũng thiếu ý nghĩa, dù người tu sĩ có sống gắn bó với sứ mạng. Tận hiến bao gồm trọn cuộc đời của người tu sĩ, vì đây không phải đơn thuần là một cam kết có tính cách hoạt động khác. Từ đó, Cha Dehon đã chọn tận hiến và đền tạ là hai khái niệm cốt lõi khi Dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giê-su đã chọn làm linh đạo của Hội Dòng.

1. Tận hiến là gì?
Theo từ điển Công Giáo thì “Tận Hiến là một việc đạo đức, dâng chính bản thân mình để phụng sự Thiên Chúa theo tinh thần của một vị thánh hay của một phong trào, và để sống đời Kitô hữu cách thiêng liêng và hiệu quả hơn.”
Tận hiến và đền tạ là linh đạo cốt yếu của Hội dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giê-su. Tận hiến vào buổi sáng và đền tạ vào buổi chiều.
Tận hiến vào buổi sáng hãy nhắc nhở con những mầu nhiệm cuộc đời ẩn dật của Chúa Giê-su: mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng sinh, cuộc sống của Ta tại Nazareth. Những mầu nhiệm này dạy chúng ta: lòng khiêm hạ, tinh tuyền, tách bản thân ra khỏi những ràng buộc trần thế, tinh thần cầu nguyện, lòng sốt sắng, lao động kiên trì và bền bỉ.
Đền tạ vào buổi chiều, khi gánh nặng của ngày đến, những mệt mỏi và thử thách đè nặng, hãy nghĩ tới cuộc Vượt Qua, tới cuộc tử nạn của Chúa Giê-su, hãy vác thập giá với Chúa và học hỏi nơi Chúa lòng kiên trì, tận hiến, hi sinh.

2. Tận hiến trong Quy luật sống của Dòng Linh mục Thánh Tâm
Về việc tận hiến này, chúng ta có một mẫu gương tuyệt hảo mà chúng ta có thể noi theo, chính là Chúa Giêsu. Ngài đã tận hiến chính mình cho ý muốn của Chúa Cha. Sự tận hiến ấy thể hiện ở chỗ “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” đó là một sự tận hiến tột cùng mà chúng ta nên noi gương theo. Tu sĩ Dehonians cũng được mời gọi để sống đời tận hiến như Thầy Giêsu. Thầy Giêsu đã tận lực – tận tâm – tận trí – tận con tim của Ngài chỉ để “vâng” theo thánh ý của Chúa Cha. Tu sĩ Dehonians cũng hãy như thế, tận lực – tận tâm – tận trí – tận con tim của mình để thi hành ý muốn của Thiên Chúa.
Học theo gương Giêsu, tu sĩ Dehonians được mời gọi từ bỏ đi cái tôi ích kỷ của mình, hy sinh từ bỏ đi ý riêng của bản thân, từ bỏ đi tất cả những gì thuộc trần thế, bỏ đi những cái đam mê lạc thú thuộc xác thịt,….để chỉ yêu mến và khao khát mình Chúa thôi. Từ đó, cả tâm trí người tu sĩ sẵn sàng và tự nguyện tận hiến bản thân mình cho ý Chúa cách trọn hảo hơn. Qua đó, mọi hành vi và ước muốn của họ đều toát lên hình ảnh của Đức Kitô, Đấng ngự trị trong cõi lòng và tâm trí của tu sĩ ấy.

3. Tận hiến dưới cái nhìn của Cha Dehon
Đối với cha Dehon, Đức Kitô là Đấng tận hiến, nghĩa là Đấng dâng hiến cho Cha và cho nhân loại. Xuyên suốt cả cuộc của Chúa Giêsu là hình ảnh tận hiến, Giêsu là tận hiến tình yêu. Ecce Venio đã nêu bật thái độ sống của Thầy Giêsu, tận hiến cần phải trở thành “châm ngôn sống của những người bạn của Trái Tim Người.” Tận hiến trở thành hình dáng thiêng liêng của cha Dehon. Nó diễn đạt nét đẹp tuyệt với của dâng hiến trong đời tu. Và cha Dehon đã nhìn điều đó như sự chính thức hóa ơn gọi Dehonians. Cha viết rằng “đối với chúng ta, tận hiến sẽ trở thành bản thể theo mẫu gương của Đức Kitô, cao thượng, trọn vẹn và bất diệt. cao thưởng và sẵn sàng: Người không chần chờ để cất lên Ecce Venio: ngay từ giây phút đầu tiên, Người tự trao trọn vẹn cho Thiên Chúa. Cũng như không bao giờ chần chừ, chậm trễ”
Cha Dehon đã ước mong rằng tận hiến sẽ thúc đẩy và khích lệ đời sống dâng hiến của các môn đệ cha khi ngài đặt tên hội dòng là “Tận Hiến Thánh Tâm”, Dehonians luôn sẵn sàng thực thi thành ý Thiên Chúa trong tận hiến của mình. Ý nghĩa chiêm niệm của cha Dehon được đặt trong cuộc giao tiếp và đối thoại trực tiếp giữa Đức Kitô và từng cá nhân đang suy ngắm mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa. Không có tồn tại khoảng cách nào giữa con người và Thiên Chúa, chỉ có mối tương giao duy nhất chính là tình yêu.
Tận hiến cho Thánh Tâm, con người có nơi nghỉ ngơi trong đời sống nội tâm, như cha Dehon đề cập: “con sẽ nếm thưởng những niềm vui thiêng liêng mà các thánh đã trải qua. Con sẽ nghỉ ngơi như thánh Gioan trong cung lòng Ta. Con sẽ uống chén hồng ân từ Trái Tim Ta. Đời sống của con sẽ là yến tiệc không bao giờ ngưng”. Đối với cha Dehon, linh đạo tận hiến cho Thánh Tâm và xã hội không tách rời nhau nhưng ngược lại, cả hai bổ sung hoàn chỉnh nhau. Điểm nhấn về tính xã hội mà cha Dehon đề cập chính là giữa đời sống thiêng liêng và công việc, giữa đời sống nội tâm và biểu hiện bên ngoài, hay hơn nữa giữa điều tôi là và điều tôi thực hiện.
Chiêm ngắm trọn vẹn cuộc đời Chúa Giêsu là cánh cửa lớn bước vào Triều đại Thánh Tâm. Trong Triều đại này, con người tìm được đời sống trọn vẹn và toàn diện để theo và sống mẫu gương Đức Kitô, Người đã đi trọn con đường đến cuộc tử nạn, và chết trên Thập giá để thực hiện thánh ý Thiên Chúa. Con người được mời gọi cộng tác vào Triều đại này bằng việc tận hiến cho Thánh Tâm : Này con đây, con đến để thi hành thánh ý Cha (Dt 10, 5-7).

4. Tận hiến khi là tu sĩ Dehonians
Tận hiến trở thành hình dáng thiêng liêng của cha Dehon. Nó diễn đạt nét đẹp tuyệt vời của dâng hiến trong đời tu. Và cha Dehon đã nhìn điều đó như sự chính thức hóa ơn gọi Dehonians. Cha viết rằng “Đối với chúng ta, tận hiến sẽ trở thành bản thể theo mẫu gương của Đức Kitô, cao thượng, trọn vẹn và bất diệt: Người không chần chờ để cất lên Ecce Venio: ngay từ giây phút đầu tiên, Người tự trao trọn vẹn cho Thiên Chúa. Cũng như không bao giờ chần chừ, chậm trễ.”
Học theo gương Giêsu, tu sĩ Dehonians được mời gọi từ bỏ đi cái tôi ích kỷ của mình, hy sinh từ bỏ đi ý riêng của bản thân, từ bỏ đi tất cả những gì thuộc trần thế, bỏ đi những cái đam mê lạc thú thuộc xác thịt,….để chỉ yêu mến và khao khát mình Chúa thôi. Từ đó, cả tâm trí người tu sĩ sẵn sàng và tự nguyện tận hiến bản thân mình cho ý Chúa cách trọn hảo hơn. Qua đó, mọi hành vi và ước muốn của họ đều toát lên hình ảnh của Đức Kitô, Đấng ngự trị trong cõi lòng và tâm trí của tu sĩ ấy.

5. Tóm lại
Chúa Giêsu đã yêu thương vô cùng vô tận con người, đến nỗi Ngài đã tuôn đổ máu Ngài đến giọt máu cuối cùng. Một cách thiêng liêng, tu sĩ Dehonians được mời gọi đáp trả tình yêu vô tận của Thánh Tâm Chúa Giêsu bằng việc tận hiến cuộc đời mình cho Ngài. Sự tận hiến này đòi hỏi nơi mỗi người một lòng một trí quy hướng về Trái Tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu. Nghĩa là họ tự nguyện dâng hiến cả tâm hồn, lý trí, con tim của mình cho Trái Tim Chúa, để Trái Tim ấy chi phối và làm chủ toàn bộ tâm hồn-lý trí-con tim của họ. Như thế, cả cuộc đời của tu sĩ Dehonians được Trái Tim của Chúa Giêsu ôm trọn và trở thành trung tâm điểm của đời sống người tu sĩ ấy.